PVLC Tuần Thứ Năm Mùa Chay Năm B

Trọng kính Cộng đồng Dân Chúa,

Mầu Nhiệm Vượt Qua của Chúa Kitô, tột đỉnh của phụng niên và là nền tảng đức tin của Kitô giáo,
càng ngày càng được rõ nét hơn với các bài Phúc Âm được Giáo Hội soạn dọn trong suốt Mùa Chay,
nhất là 2 tuần 4 và 5 Mùa Chay, bao gồm cả Chúa Nhật lẫn ngày thường trong tuần.

Tuy nhiên, ngay từ Chúa Nhật thứ 3 Mùa Chay, tức sau CN 1 về Chúa Kitô chay tịnh và CN 2 về Chúa Kitô biến hình, 2 CN đã báo trước Cuộc Vượt Qua của Người,
chúng ta đã thấy chính Chúa Kitô, qua Phúc Âm của Thánh Gioan cho từng Chúa Nhật 3,4 và 5, còn loan báo cho dân Do Thái biết về Cuộc Vượt Qua của Người,
chứ không phải chỉ cho riêng thành phần môn đệ thân tín của Người, như được bộ 3 Phúc Âm nhất lãm thuật lại tương tự như nhau.

Chúa Nhật 3 Mùa Chay: "Quí vị cứ phá đền thờ này đi (khổ giá), ba ngày Tôi sẽ dựng nó lại (phục sinh)" (Gioan 2:19);
Chúa Nhật 4 Mùa Chay: "Con Người cũng sẽ phải được giương cao như vậy (khổ giá), để ai tin vào Người thì được sống muôn đời (phục sinh)" (Gioan 3:14-15);
Chúa Nhật 5 Mùa Chay: "Một khi được giương cao lên khỏi mặt đất (khổ giá), tôi sẽ kéo mọi người lên với tôi (phục sinh)" (Gioan 12:32).

Chủ đề cho Chúa Nhật V Mùa Chay Năm B này có thể nói là "Đâm rễ vươn cao".
Ở chỗ, cây Thánh Giá cứu độ loài người vươn lên trời cao như cây Sự Sống ấy đã được mọc lên từ trong lòng đất,
một lòng đất đã chất chứa một hạt lúa miến được gieo xuống (nhập thể) và bị mục nát đi (khổ nạn) là một Chúa Kitô vượt qua để "kéo mọi người lên cùng Tôi".

Để tiếp tục cùng với Giáo Hội sâu xa thấm thía tưởng niệm và long trọng cử hành Mầu Nhiệm Vượt Qua của Chúa Kitô Thiên Sai Cứu Thế trong Đêm Vọng Phục Sinh,
xin PVLC của Tuần Thứ V Mùa Chay "dẫn (chúng ta) vào tất cả sự thật" (Gioan 16:13) là LTXC vô biên bất tận được hiển linh nơi Mầu Nhiệm Vượt Qua của Chúa Kitô.

bé tĩnh

Tuần 5

 (xin bấm vào Tuần 5 trên đây để theo dõi PVLC hàng ngày kèm theo bài chia sẻ
được thâu thanh ở các links youtube hay mp3 kết nối dưới đây)

Chúa Nhật

DTCPhanxico-HuanTuTruyenTinCNVMC.B.mp3 / 

https://youtu.be/_2CYlr9DxMc

https://youtube.com/live/lDmDAtke8ss - Đâm Rễ Vươn Cao

MC.CNV-B.mp3 / https://youtu.be/4zXJX3NXaT8 / 

https://youtu.be/yxX3FgTu_mM(TV Show)

MC.V-2ab.mp3 

(Phúc Àm về người đàn bà ngoại tình, hợp với Bài Đọc 1 về bà Suzanna,
hay cũng có thể đọc Phúc Âm như Năm C)

MC.TuanV-2c.mp3 

(Phúc Àm về Chúa Kitô là Ánh Sáng thế gian,
thay cho Phúc Âm người đàn bà ngoại tình đã được đọc Chúa Nhật MC C)

MC.V.3.mp3

MC.V-4.mp3

MC.V-5.mp3

MC-V.6.mp3

MC.V-7.mp3

ThanhTuribioMongrovejo.mp3 / 

https://youtu.be/FXus0U4rQng (23/3)

Suy Nghiệm Lời Chúa

Phụng vụ Lời Chúa cho Chúa Nhật V Mùa Chay tiếp tục hướng về Mầu Nhiệm Vượt Qua của Chúa Kitô theo dự án cứu độ đầy yêu thương của Cha trên trời. Thật vậy, nếu như trong bài Phúc Âm Chúa Nhật III Mùa Chay Năm B, Chúa Giêsu ví mình là đền thờ bị phá nhưng được Người dựng lại nội trong ba ngày, ám chỉ Mầu Nhiệm Vượt Qua, và trong bài Phúc Âm Chúa Nhật IV Mùa Chay Năm B, Chúa Giêsu ví Người như Đấng bị treo lên để ai tin Người sẽ được sự sống, cũng ám chỉ Mầu Nhiệm Vượt Qua, thì trong bài Phúc Âm Chúa Nhật V Mùa Chay tuần này (Gioan 12:20-33) cũng ám chỉ Mầu Nhiệm Vượt Qua, khi Chúa Giêsu ngấm ngầm ví mình như "hạt lúa mì rơi xuống đất... thối đi" bị mục nát đi để nhờ đó "sinh nhiều bông hạt".  

Chúa Giêsu quả thưc là "hạt lúa miến rơi xuống đất" nơi mầu Nhiệm Nhập Thể Giáng Sinh của Người, và Người cũng đúng là "hạt lúa miến bị mục nát đi" nơi Mầu Nhiệm Khổ Nạn và Tử Giá của Người, rồi Người còn là hạt lúa miến "sinh nhiều bông hạt" nơi Mầu Nhiệm Phục Sinh của Người. Mầu Nhiệm Vượt Qua này đã được chính Chúa Kitô xác nhận và khẳng định ở cuối bài Phúc Âm hôm nay: "Khi nào Ta chịu đưa lên cao khỏi đất, Ta sẽ kéo mọi người lên cùng Ta".  

Mầu Nhiệm Vượt Qua này của Chúa Kitô đã được Vị Tông Đồ Dân Ngoại Phaolô cảm nhận và tuyên xưng trong thư gởi tín hữu Do Thái (5:7-9) như sau: "Khi còn sống ở đời này, Chúa Kitô đã lớn tiếng và rơi lệ dâng lời cầu xin khẩn nguyện lên Ðấng có thể cứu Người khỏi chết, và vì lòng thành tín, Người đã được nhậm lời. Dầu là Con Thiên Chúa, Người đã học vâng phục do những đau khổ Người chịu, và khi hoàn tất, Người đã trở nên căn nguyên ơn cứu độ đời đời cho tất cả những kẻ tùng phục Người".  

Nhờ cuộc phục sinh của Người mà loài người tội lỗi nói chung và dân Chúa nói riêng mới chẳng những được cứu khỏi tội lỗi và sự chết mà còn được sự sống và là sự sống viên mãn nữa, nhờ Thánh Thần được Chúa Kitô thông ban cho các tông đồ từ thân xác phục sinh của Người sau khi Người sống lại từ trong kẻ chết.  

Đó là lý do, trong bài đọc 1, trích từ Sách Tiên Tri Giêrêmia (31:31-34), "Chúa phán: 'Ðây là giao ước Ta sẽ ký kết với nhà Israel sau những ngày đó. Ta sẽ đặt lề luật của Ta trong đáy lòng chúng, và sẽ ghi trong tâm hồn chúng; Ta sẽ là Chúa của chúng, và chúng sẽ là dân của Ta'", một thứ giao ước mới tràn đầy sự sống và Thần Linh: "Người này sẽ không còn phải dạy người nọ, anh sẽ không còn phải dạy em rằng: 'Ngươi hãy nhìn biết Chúa', vì mọi người từ nhỏ chí lớn đều nhìn biết Ta", chứ không phải như giao ước cũ, giao ước "sau những ngày đó" - "giao ước Ta đã ký kết với tổ phụ của chúng trong ngày Ta cầm tay chúng dắt ra khỏi đất Ai-cập; giao ước ấy chính chúng đã phản bội, mặc dầu Ta thống trị chúng".                                  

Trong Bài Phúc Âm hôm nay có một câu Chúa Giêsu nói có vẻ khó hiểu và mâu thuẫn, đó là câu: "Lạy Cha, xin cứu Con khỏi giờ này. Nhưng chính vì thế mà Con đã đến trong giờ này. Lạy Cha, xin hãy làm vinh danh Cha". Phải chăng câu than lên cùng Cha của mình này của Chúa Giêsu là câu sẽ được Người lập lại trong Vườn Cây Dầu vào Đêm Thứ Năm Tuần Thánh: "Cha ơi, Cha có quyền thực hiện tất cả mọi sự. Xin hãy cất chén này khỏi Con. Nhưng xin cứ ý Cha hơn là ý của Con" (Marco 14:36). Ở Vườn Nhiệt thì Người không được Cha hồi đáp, vì Cha Ngài đã lên tiếng hồi đáp rồi, trong lần Người đang ở giữa dân chúng, bao gồm cả thành phần dân ngoại Hy Lạp muốn gặp Người trong Bài Phúc Âm hôm nay: "Lúc đó có tiếng từ trời phán: 'Ta đã làm vinh danh Ta và Ta còn làm vinh danh Ta nữa'".                                                                                                                                                                       

Cha Người "đã làm vinh danh" Ngài thế nào hay ở chỗ nào, và "còn làm vinh danh" Ngài ra sao nữa, nếu không phải, trước hết, Ngài "đã làm vinh danh" Ngài trong thời Cựu Ước, qua "giao ước Ta đã ký kết với tổ phụ của chúng trong ngày Ta cầm tay chúng dắt ra khỏi đất Ai-cập" (Bài Đọc 1), nghĩa là Ngài đã trung thực với những gì Ngài tự động hứa với tổ phụ của dân Do Thái, bất chấp "chính chúng đã phản bội, mặc dầu Ta thống trị chúng", xứng với danh xưng "Ta là Ta / Ta là Đấng Có" mà Ngài đã tỏ cho Moisen biết ở bụi gai bốc cháy mà không bị thiêu rụi(xem Xuất Hành 3:14).                                                                                                                                                                                                                                 

Sau nữa, Ngài "còn làm vinh danh" Ngài nữa, ở giao ước mới, "giao ước Ta sẽ ký kết với nhà Israel sau những ngày đó. Ta sẽ đặt lề luật của Ta trong đáy lòng chúng, và sẽ ghi trong tâm hồn chúng; Ta sẽ là Chúa của chúng, và chúng sẽ là dân của Ta" (Bài Đọc 1), khi Ngài tuôn đổ Thánh Linh của Ngài xuống trên họ, qua Chúa Kitô Vượt Qua Con Ngài, và nhờ Thánh Linh của Ngài mà họ, tự mình không thể nhận biết Ngài và liên lỉ phản bội Ngài, có thể "mọi người từ nhỏ chí lớn đều nhìn biết Ta" (Bài Đọc 1).                                                           

Thực tế cho thấy cho đến nay dân Do Thái vẫn chưa nhận biết Ngài nơi Đức Kitô Thiên Sai Cứu Thế Con Ngài. Thế nhưng, tự mình, Ngài đã tôn vinh Ngài bằng cách tỏ hết mình ra nơi Người Con Vượt Qua của Ngài, Người Con trong Bài Phúc Âm hôm nay tuyên bố "đã đến giờ Con Người được tôn vinh", được Cha là Đấng đã sai Người tôn vinh trên cây thập tự giá để Người có thể tỏ hết mình ra "là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống" (Mathêu 16:16), nhờ đó Cha của Người được nhận biết là Vị Thiên Chúa chân thật duy nhất, là tình yêu vô cùng nhân hậu "cho những ai tín phục Người" (Bài Đọc 2).

Đúng thế, Ngài đã làm vinh danh Ngài ở chỗ Ngài đã hoàn toàn được toại nguyện nơi tất cả những gì Con Ngài làm trên trần gian này, Người Con mà Ngài đã hai lần lên tiếng là đẹp lòng Ngài, lần đầu khi Con Ngài chịu phép rửa ở Sông Jordan (xem Marco 1:11) và lần sau khi Con Ngài biết hình trên núi cao (xem Marco 9:7), và Ngài sẽ còn làm vinh danh Ngài nữa ở chỗ Con Ngài chấp nhận uống chén của Ngài, bằng cuộc khổ nạn và tử giá, bởi vì nhờ Con của Ngài mà Ngài có thể tỏ hết bản tính là Tình Yêu vô cùng nhân hậu của Ngài ra cho nhân loại khốn nạn tội lỗi đáng thương, một tình yêu toàn năng mạnh hơn tội lỗi và sự chết, được thể hiện qua việc Ngài làm cho Chúa Kitô Con Ngài bị tay loài người sát hại phục sinh vinh hiển.

Thế nhưng, ơn cứu độ của Thiên Chúa thực hiện theo nguyên tắc cho chung tất cả mọi người nhưng trên thực tế chỉ "cho tất cả những kẻ tùng phục Người" mà thôi. Đó là lý do trong bài Phúc Âm hôm nay Chúa Giêsu mới nói với dân chúng về tiếng Cha của Người vang ra từ trời rằng: "Tiếng đó phán ra không phải vì Ta, nhưng vì các ngươi. Chính bây giờ là lúc thế gian bị xét xử, bây giờ là lúc thủ lãnh thế gian bị khai trừ và khi nào Ta chịu đưa lên cao khỏi đất, Ta sẽ kéo mọi người lên cùng Ta", nghĩa là làm cho "mọi người" nhận biết Người để được cứu độ, đúng như Thánh Phaolô xác tín và tuyên bố trong bài đọc 2: "Người đã trở nên căn nguyên ơn cứu độ đời đời cho tất cả những kẻ tùng phục Người"tức là không cho những "ai yêu sự sống mình" mà là những "ai ghét sự sống mình ở đời này", như Chúa Giêsu khẳng định và cảnh báo trong bài Phúc Âm hôm nay.

Bởi thế mà bài đáp ca, được trích từ Thánh Vịnh 50, Thánh Vịnh Thống Hối (3-4,12-13,14-15), mới vang lên ở câu đáp như là chính tâm nguyện mà Kitô hữu chúng ta cần dâng lên Chúa trong Chúa Nhật Thư 5 Mùa Chay là: "Ôi lạy Chúa, xin tạo cho con quả tim trong sạch", nhờ đó, Chúa sẽ không "loại con khỏi thiên nhan Chúa" và "thu hồi Thánh Thần Chúa ra khỏi con" để "ban lại cho con niềm vui ơn cứu độ". 

1) Lạy Chúa, nguyện thương con theo lòng nhân hậu Chúa, xoá tội con theo lượng cả đức từ bi. Xin rửa con tuyệt gốc lỗi lầm, và tẩy con sạch lâng tội ác.

   2) Ôi lạy Chúa, xin tạo cho con quả tim trong sạch, và canh tân tinh thần cương nghị trong người con. Xin đừng loại con khỏi thiên nhan Chúa, chớ thu hồi Thánh Thần Chúa ra khỏi con.

   3) Xin ban lại cho con niềm vui ơn cứu độ, với tinh thần quảng đại, Chúa đỡ nâng con. Con sẽ dạy kẻ bất nhân đường nẻo Chúa, và người tội lỗi sẽ trở về với Ngài.